LẦN CUỐI GẶP QUỲNH / B.N.N.
Tui gặp Hoàng Ngọc Quỳnh Giao lần cuối cũng lâu rồi, mùa hè cuối thập niên 90, mùa đông sau đó thì cô lìa đời. Cô chết khi còn rất trẻ.
Cô HNQG học trung học ở trường Đồng Khánh Huế, rồi sang Bỉ học y khoa và hành nghề tại đây. Tui và cô cả hai cùng là dân nhậu. Gặp nhau cái là mang Champagne ra sabler liền tù tì. Tửu lượng cô ngó chừng dám cao hơn tui một bậc.
Cô viết văn làm thơ, sau này cô tỉ mỉ học tiếng Hán để đọc thơ đường và cô bắt đầu viết cả nhạc.
Chuyện HNQG quen biết với nhạc sĩ Phạm Anh Dũng ra sao thì tui chưa kịp hỏi, tính hỏi rồi quên hoài, quên hoài rồi ... quên luôn. Nay thì dám xác thân cô đã thành tro bụi rồi mà tui cũng chưa biết giao tình của họ thế nào ra sao nữa!
Sau khi HNQG mất thì tui nhận được từ ông Phạm hai bản nhạc phổ thơ cô, bài Dạ Quỳnh Hương và bài Nước Chảy Qua Cầu. Cả hai đều do Bảo Yến hát và Quốc Dũng hoà âm.
Tui nghĩ Bảo Yến hát nhạc của ông Phạm hay nhứt (y hình tui có nói với ông vậy rồi ha). Bài Dạ Quỳnh Hương gồm toàn những âm bằng với âm luật lỏng lẻo, tui hổng biết có xếp nó vào loại thơ tự do được hay không nữa (thơ thì tui bù trất, nếu có ai bất đồng cũng xin bỏ qua). Vì âm vận bài thơ toàn thanh bằng nên hơi thơ đi ngang, lửng lơ, buồn bã. Thiệt sự đọc bài thơ tui thấy vậy vậy rồi cũng hổng để ý chị Tới khi nhạc được phổ vào thì, má ơi, y chang thiếu nữ khuê các dậy thì, vừa xinh đẹp vừa sang trọng. Có phải đây chính là cái giao cảm bổ túc lẫn nhau giữa thơ và nhạc chăng?
Em ơi đêm thơm một đoá quỳnh
Cùng em hương vương không gian
Cho ta mơ say mộng ngát tình
Quyện màu sắc thắm môi em
..........................
Đêm khua trăng sao vàng dáng quỳnh
Hồn ta ngây say tơ duyên
Môi em dâng thơm một chút tình
Ngạt ngào sắc đoá trinh nguyên.
..........................
Bài Dạ Quỳnh Hương dĩ nhiên là hay rồi nhưng tui ưa bài thơ Nước Chảy Qua Cầu của cô hơn :
Mai kia nước chảy qua cầu
Nước đau nước khóc ai sầu nhớ thương.
Em đi gió quyện mùi hương
Nắng lên suối tóc còn vương nỗi buồn
Lá rơi từng chiếc bên đường
Vàng phai màu áo đoạn trường cung thương
Nhớ em mấy độ tà dương
Vấn vương đỉnh Ngự dòng Hương ngập ngừng
Nhớ em nước mắt lưng tròng
Tay đan năm ngón gọi mong em về
Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy, bốn bề vọng âm
Nghe bài thơ này xong hốt nhiên tim tui nặng chĩu, tui tự hỏi có phải cô đã viết nó như một lời từ giã tương lai hay không? Nếu như cô vẫn còn sống tui có sẽ cảm nhận nó khác hơn không? Phải đợi cô thực sự đi rồi tui mới nhìn xuyên qua thơ để thấy một cô Quỳnh thiệt rõ, trời ạ, tại sao người ta cứ chậm chạp mãi khi nghĩ về nhau, nghĩ đến nhau?
Thinh không bữa nay tui nhớ tới cô với nỗi ngậm ngùi, nhớ cô nhỏ nhắn tóc demi-garçon, nhớ cô lặng lẽ dịu dàng, nhớ chùm lilas tím lạt cô cầm trong tay lúc chào tiễn biệt. Lóng rày vườn nhà Quỳnh tưởng đã hết mùa hoa, nhưng trong bóng đêm tui vẫn nhìn rõ một đoá Quỳnh trắng muốt toả hương dìu dặt.
Dạ Quỳnh Hương hoa ơi...
Dạ Quỳnh Hương em ơi...
B.N.N.
2004/10/26
Cô HNQG học trung học ở trường Đồng Khánh Huế, rồi sang Bỉ học y khoa và hành nghề tại đây. Tui và cô cả hai cùng là dân nhậu. Gặp nhau cái là mang Champagne ra sabler liền tù tì. Tửu lượng cô ngó chừng dám cao hơn tui một bậc.
Cô viết văn làm thơ, sau này cô tỉ mỉ học tiếng Hán để đọc thơ đường và cô bắt đầu viết cả nhạc.
Chuyện HNQG quen biết với nhạc sĩ Phạm Anh Dũng ra sao thì tui chưa kịp hỏi, tính hỏi rồi quên hoài, quên hoài rồi ... quên luôn. Nay thì dám xác thân cô đã thành tro bụi rồi mà tui cũng chưa biết giao tình của họ thế nào ra sao nữa!
Sau khi HNQG mất thì tui nhận được từ ông Phạm hai bản nhạc phổ thơ cô, bài Dạ Quỳnh Hương và bài Nước Chảy Qua Cầu. Cả hai đều do Bảo Yến hát và Quốc Dũng hoà âm.
Tui nghĩ Bảo Yến hát nhạc của ông Phạm hay nhứt (y hình tui có nói với ông vậy rồi ha). Bài Dạ Quỳnh Hương gồm toàn những âm bằng với âm luật lỏng lẻo, tui hổng biết có xếp nó vào loại thơ tự do được hay không nữa (thơ thì tui bù trất, nếu có ai bất đồng cũng xin bỏ qua). Vì âm vận bài thơ toàn thanh bằng nên hơi thơ đi ngang, lửng lơ, buồn bã. Thiệt sự đọc bài thơ tui thấy vậy vậy rồi cũng hổng để ý chị Tới khi nhạc được phổ vào thì, má ơi, y chang thiếu nữ khuê các dậy thì, vừa xinh đẹp vừa sang trọng. Có phải đây chính là cái giao cảm bổ túc lẫn nhau giữa thơ và nhạc chăng?
Em ơi đêm thơm một đoá quỳnh
Cùng em hương vương không gian
Cho ta mơ say mộng ngát tình
Quyện màu sắc thắm môi em
..........................
Đêm khua trăng sao vàng dáng quỳnh
Hồn ta ngây say tơ duyên
Môi em dâng thơm một chút tình
Ngạt ngào sắc đoá trinh nguyên.
..........................
Bài Dạ Quỳnh Hương dĩ nhiên là hay rồi nhưng tui ưa bài thơ Nước Chảy Qua Cầu của cô hơn :
Mai kia nước chảy qua cầu
Nước đau nước khóc ai sầu nhớ thương.
Em đi gió quyện mùi hương
Nắng lên suối tóc còn vương nỗi buồn
Lá rơi từng chiếc bên đường
Vàng phai màu áo đoạn trường cung thương
Nhớ em mấy độ tà dương
Vấn vương đỉnh Ngự dòng Hương ngập ngừng
Nhớ em nước mắt lưng tròng
Tay đan năm ngón gọi mong em về
Mai kia chạnh nhớ câu thề
Qua cầu nước chảy, bốn bề vọng âm
Nghe bài thơ này xong hốt nhiên tim tui nặng chĩu, tui tự hỏi có phải cô đã viết nó như một lời từ giã tương lai hay không? Nếu như cô vẫn còn sống tui có sẽ cảm nhận nó khác hơn không? Phải đợi cô thực sự đi rồi tui mới nhìn xuyên qua thơ để thấy một cô Quỳnh thiệt rõ, trời ạ, tại sao người ta cứ chậm chạp mãi khi nghĩ về nhau, nghĩ đến nhau?
Thinh không bữa nay tui nhớ tới cô với nỗi ngậm ngùi, nhớ cô nhỏ nhắn tóc demi-garçon, nhớ cô lặng lẽ dịu dàng, nhớ chùm lilas tím lạt cô cầm trong tay lúc chào tiễn biệt. Lóng rày vườn nhà Quỳnh tưởng đã hết mùa hoa, nhưng trong bóng đêm tui vẫn nhìn rõ một đoá Quỳnh trắng muốt toả hương dìu dặt.
Dạ Quỳnh Hương hoa ơi...
Dạ Quỳnh Hương em ơi...
B.N.N.
2004/10/26
Nhận xét
Đăng nhận xét