Bài đăng

Hình ảnh
Tang Lễ Tạ Thúy Lan ngày 27 tháng 12, 2022 (hình do Phạm Anh Dũng chụp) CLICK VÀO TỪNG HÌNH ĐỂ XEM DƯỢC HÌNH LỚN HƠN

Nghe & Hát: Dạ Quỳnh Hương (Phạm Anh Dũng) Bảo Yến

Hình ảnh
DẠ QUỲNH HƯƠNG (thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nhạc Phạm Anh Dũng) Bảo Yến hát, Quốc Dũng hòa âm: * * Karafun videos do Lê Thanh Hương thực hiện: Bảo Yến hát (voice guide): Karaoke (tone Bảo Yến): *

LẦN CUỐI GẶP QUỲNH / B.N.N.

Tui gặp Hoàng Ngọc Quỳnh Giao lần cuối cũng lâu rồi, mùa hè cuối thập niên 90, mùa đông sau đó thì cô lìa đời. Cô chết khi còn rất trẻ. Cô HNQG học trung học ở trường Đồng Khánh Huế, rồi sang Bỉ học y khoa và hành nghề tại đây. Tui và cô cả hai cùng là dân nhậu. Gặp nhau cái là mang Champagne ra sabler liền tù tì. Tửu lượng cô ngó chừng dám cao hơn tui một bậc. Cô viết văn làm thơ, sau này cô tỉ mỉ học tiếng Hán để đọc thơ đường và cô bắt đầu viết cả nhạc. Chuyện HNQG quen biết với nhạc sĩ Phạm Anh Dũng ra sao thì tui chưa kịp hỏi, tính hỏi rồi quên hoài, quên hoài rồi ... quên luôn. Nay thì dám xác thân cô đã thành tro bụi rồi mà tui cũng chưa biết giao tình của họ thế nào ra sao nữa! Sau khi HNQG mất thì tui nhận được từ ông Phạm hai bản nhạc phổ thơ cô, bài Dạ Quỳnh Hương và bài Nước Chảy Qua Cầu. Cả hai đều do Bảo Yến hát và Quốc Dũng hoà âm. Tui nghĩ Bảo Yến hát nhạc của ông Phạm hay nhứt (y hình tui có nói với ông vậy rồi ha). Bài Dạ Quỳnh Hương gồm toàn những âm bằng với â

TIỂU QUỲNH / Bát Sách- Nguyễn Thanh Bình

TIỂU QUỲNH Hồi năm 1991, trên Tập San Y Sĩ tại Canada, có một cây bút mới: đó là Hoàng Ngọc Quỳnh, hoặc Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, hoặc Tiểu Quỳnh. Thơ của cô bay bươm, tình tứ, lãng mạn, còn văn thì gọn gàng, xúc tích, đôi khi khôi hài, châm biếm nhẹ nhàng. Đọc văn xong, ai cũng tưởng tượng ra một cô tiểu sư muội xinh đẹp,học vấn uyên thâm,lúc nào cũng vui cười ríu rít như chim vành khuyên.... và đúng là một đoá hoa quỳnh vừa nở ra để gửi hương cho gió. Khi đó, Bát Sách chưa biết mặt Tiểu Quỳnh nên tặng nàng bài thơ: Xem văn nào đã biết người Mơ hồ tưởng tiếng ai cười đâu đây Hoa nào vừa nở đêm nay Mà nghe gió thoảng hương bay ngạt ngào. Trong bao nhiêu năm, Tiểu Quỳnh liên tục góp mặt với Tập San: văn, thơ, nhạc, dịch thơ Đường, thơ Tống, bút đàm, bút chiến. Sự đóng góp của Tiểu Quỳnh đã làm Tập San Y Sĩ thêm phong phú,sống động và hấp dẫn. Quỳnh có qua Montreal nhiều lần, ngồi uống rượu với ban báo chí như Trần Mộng Lâm, Thân Trọng An, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thanh Bình ở nhà

VÀNG HƯƠNG MỘNG NGỌC / Phạm Anh Dũng

Hình ảnh
VÀNG HƯƠNG MỘNG NGỌC Vàng Hương Mộng Ngọc là tên một tập sách của nữ sĩ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao (1953-2001). Quyển sách xuất bản năm 1998 gồm có cả thơ và nhạc. Hoàng Ngọc Quỳnh Giao tên thật là Hoàng Ngọc Quỳnh, sinh năm 1953, tốt nghiệp Trung Học Đồng Khánh tại Huế và Đại Học Y Khoa tại Bruxelles. Sau đó, Hoàng Ngọc Quỳnh hành nghề y khoa tại nước Bỉ. Ngoài bút hiệu thường dùng nhất, Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, nữ thi nhạc sĩ còn dùng những tên khác như Hoàng Ngọc Quỳnh, Quỳnh Ngọc Hoàng, Tiểu Quỳnh, Vương Tử Quỳnh... cho những bài thơ và nhạc đăng rải rác trên các báo Việt Ngữ trên thế giới. Có lẽ tài hoa đáng kể nhất của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao là thơ phú, rồi đến âm nhạc. Ngoài ra nữ sĩ cũng có khiếu về hội họa và nhiếp ảnh. Bài viết này chỉ bàn đến vài nét chính trong thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, đa số các bài thơ nhắc đến có trong quyển Vàng Hương Mộng Ngọc. Thơ Hoàng Ngọc Quỳnh Giao có thể tạm chia làm thơ dịch, thơ cảm hứng từ thơ hay nhạc, thơ tự trào, thơ nhớ quê hương, thơ

VỀ BÀI DẠ QUỲNH HƯƠNG / Phạm Anh Dũng

VỀ BÀI DẠ QUỲNH HƯƠNG Dạ Quỳnh Hương là một bài thơ của Hoàng Ngọc Quỳnh Giao, bút hiệu của Hoàng Ngọc Quỳnh. Quỳnh là một cô gái cũng cùng nghề Y Khoa mà tôi biết và quen qua những tác phẩm của cô trên các báo chí Y Khoa Việt Nam trên thế giới. Quỳnh ở Bỉ và tôi ở Hoa Kỳ. Chúng tôi hay viết thơ qua lại chia xẻ các vấn đề thơ văn nhạc. Quỳnh cũng có gọi điện thoại cho tôi vài lần, nhưng chúng tôi chưa có gặp nhau bao giờ. Tôi xem lại trong bài nhạc Dạ Quỳnh Hương thấy thời gian viết bản nhạc này là 1998. Một ngày, năm 1998, tôi nhận được bài thơ Dạ Quỳnh Hương của Quỳnh gửi qua bưu điện. Vài tuần sau, khi Quỳnh có gọi điện thoại hỏi, tôi chợt nhớ ra vì bận quá chưa kịp xem và xin lỗi. Đêm hôm đó, đem thơ ra đọc, tôi thấy bài thơ như có tiếng nhạc trong đó. Tôi đem đàn guitar ra gẩy theo tiếng nhạc của bài thơ. Hình ảnh người con gái và đóa hoa Quỳnh như lẫn lộn trong tâm tưởng. Đêm đó thức trắng đêm viết xong bài nhạc. Vài ngày sau tôi gửi bài nhạc cho Quỳnh ... Vài